Làng nghề truyền thống Bình Định – Lưu giữ nét văn hoá lâu đời

Quy Nhơn – Bình Định là một địa điểm thu hút khách không chỉ bởi các địa điểm tham quan đẹp, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. Hay là ẩm thực, các món đặc sản trứ danh hấp dẫn, khó cưỡng lại được. Mà bên cạnh đó Làng Nghề Truyền Thống Bình Định cũng là địa điểm hút khách không kém nhé. Hôm nay cùng theo Halo Quy Nhơn để khám phá xem làng nghề truyền thống có gì thú vị nhé!

I.Làng Nghề Truyền Thống Bình Định Rượu Bàu Đá

1. Làng Nghề ở đâu

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 30km về hướng Tây Bắc. Đi dọc theo quốc lộ 1A bạn sẽ đặt chân với Làng nghề rượu Bàu đá Cù Lâm. Nơi đây chính là nơi lưu giữ Quốc Hồn Quốc Túy với đặc sản Rượu Bàu Đá. Loại rượu được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất danh tửu” đã đi vào bao trang sử sách.

>>>Thuê xe Quy Nhơn

Làng Nghề Truyền thống bình định

Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá ( Ảnh ST)

2.Nguồn gốc Rượu Bàu Đá

Chuyện rằng khi xưa có một người từ làng khác đến đây để lập nghiệp với nghề nấu rượu. Khi vô tình lấy nước từ trong cái bàu (ao) gần nhà để nấu rượu thì đem đến hương vị thơm ngon bất ngờ. Tiếng lành đồn xa và ngày càng nhiều người đến đây mua rượu. Công thức nấu cùng được truyền từ gia đình này sang gia đình khác. Từ đó dần hình thành Làng nghề rượu Bàu Đá Cù Lâm nổi tiếng.

Làng nghề truyền thống bình định

Dụng cụ để nấu Rượu Bàu Đá ( Ảnh ST)

Công thức nấu rượu, các nguyên liệu để chuẩn bị cũng khá phức tạp và hầu hết phải thực hiện thủ công mới cho ra hương vị thơm ngon nhất. Để nấu một mẻ rượu thường phải chờ từ 5- 6 ngày hoặc điều chỉnh theo thời tiết. Người nấu rượu Bàu đá không cần phải nếm thử mà chỉ cần thông qua tiếng rượu nhỏ giọt vào bình là biết chuẩn hay chưa.

Rượu Bàu Đá ( Ảnh ST)

Để thưởng thức hương vị đạt chuẩn nhất, đúng nhất, không bị pha tạp thì bạn nên đến đúng Làng nghề rượu Bàu đá Cù Lâm để trải nghiệm ngay nhé.

– Hiện tại có 3 loại rượu Bàu đá:

  • Rượu Bàu Đá Gạo dao động từ 60.000đ/1 lít.
  • Rượu Bàu Đá Đậu Xanh dao động từ 130.000đ/lít.
  • Rượu Bàu Đá Nếp dao động từ 80.000đ/lít.

II. Làng Nghề Truyền Thống Bình Định Bánh Tráng Trường Cửu

Tọa lạc tại thôn Trường Cửu, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc. Trường Cửu là nơi sản xuất bánh tráng nhiều nhất nên được mệnh danh là làng bánh tráng Trường Cửu.

Làng nghề truyền thống Bánh Tráng Trường Cửu ( Ảnh ST)

Bánh tráng cũng là một trong những món ăn đặc sản được nhiều du khách thích thú và chọn mua về làm quà khi đến Bình Định. Những ngôi làng làm bánh tráng trở thành địa điểm thu hút nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về cách tạo ra loại bánh đặc sản này. Bánh tráng Trường Cửu nổi tiếng về độ thơm ngon. Làm bằng gạo dẻo thơm, dày, đen hoặc vàng tùy vào loại mè cho vào bánh. Làng Trường Cửu trước đây chỉ có vài chục hộ làm công việc này, đến nay đã có khoảng 200 hộ làm bánh chuyên nghiệp trong làng.

III. Làng Nghề Truyền Thống Bình Định Nón Ngựa Phú Gia

Tọa lạc ở làng Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, làng nón ngựa Phú Gia với hơn 300 năm tuổi nghề làm nón ngựa, một sản phẩm dẻo dai, bền bỉ hệt như những con người nơi đây.

Mọi người đang tỉ mỉ hoàn thiện chiếc nón ngựa (Ảnh ST)

Sở dĩ có tên gọi là nón ngựa Phú Gia bởi loại nón này xưa kia được vua quan hay dùng khi cưỡi ngựa đi công việc. Kỹ thuật làm nón khá phức tạp, hoa văn tỉ mỉ và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao.  Ngày nay, để phù hợp với thời đại, các hoa văn được thêu trên nón được đơn giản hóa. Tuy vậy, nón ngựa Phú Gia vẫn mang giá trị và tính thẩm mỹ cao.

Tùy vào chất lượng mà nón ngựa Phú Gia ngày nay có giá dao động từ 50.000 – 80.000 đồng/chiếc, nón làm theo nguyên mẫu truyền thống có giá 300.000 – 400.000 đồng/chiếc.

IV. Làng Nghề Chiếu Cói Hoài Châu Bắc

Tọa lạc tại xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng nghề giáp với tỉnh Quảng Ngãi và cách thành phố Quy Nhơn 100km về phía Bắc. Làng chiếu cói đã tồn tại qua 4 thế kỷ, đến nay cả thị xã Hoài Nhơn có hơn 100 hộ dân mưu sinh với nghề. Làm chiếu cói phải trải qua nhiều công đoạn: Thu hoạch cói, nhuộm màu, phơi nắng, dệt chiếu,…

Hiện nay, chiếu ở Hoài Châu Bắc có các kích cỡ 1m x 2m, 1,4m x 2m, 1,6m x 2m. Giá bán từ 65 đến 100 nghìn đồng mỗi chiếc. Theo những người làm chiếu lâu năm, sở dĩ chiếu nơi đây được nhiều khách hàng lựa chọn là nhờ chất lượng cây cói tốt. Chiếu làm ra có những ưu điểm như: dày, màu sắc tươi sáng, sử dùng bền.

Halo đã chia sẻ đến bạn một vài làng nghề truyền thống nổi tiếng. Nếu có dịp nhất định bạn hãy ghé đến để trải nghiệm nhé!

Tham khảo thêm một số tour hot nhà Halo nha: