Đàn Tế Trời Đất – Tây Sơn là một khu di tích tâm linh được xây dựng vào năm 2012. Không chỉ mang giá trị tâm linh lớn lao, mà còn là nét đẹp văn hóa vùng miền độc đáo của nơi này. Cùng Xe Quy Nhơn khám phá địa điểm này có gì đặc sắc nhé!
Khung cảnh Đàn Tế Trời Đất ( Ảnh ST)
1.Đàn Tế Trời Đất ở đâu?
Đàn Tế Trời Đất – Tây Sơn (Đài Kính Thiên) hay còn được gọi là Bảo Sơn Thiên Ấn. Là một khu di tích tâm linh được xây dựng vào năm 2012. Để kỷ niệm 220 năm ngày mất của vua Quang Trung (1792 – 2012) trên núi Ấn Sơn, UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương. Chính thức đưa vào hoạt động công trình Đàn tế trời đất. Tại núi Ấn Sơn, thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 55km về hướng tây bắc.
Đàn Tế Trời Đất (Ảnh ST)
2.Vì sao chọn nơi đây lập Đàn Tế Trời Đất
Sở dĩ chọn địa điểm này xây dựng là vì ngọn núi này thuộc dãy Hoành Sơn – vùng đất có phong thủy tuyệt vời. Thậm chí còn nắm long mạch của đất nước, bởi đây là nơi ba anh em Nguyễn Nhạc đã làm chủ được long huyệt để phát triển cả văn lẫn võ. Đồng thời dưới chân núi còn có dòng sông Côn uốn lượn như dáng kiếm sơn, hổ phục rồng bay.
Đàn Tế Trời Đất nhìn từ trên cao (Ảnh ST)
3.Quần thể kiến trúc khu Đàn Tế Trời Đất
Đàn tế Trời Đất tọa lạc trên một khu đất rộng 28,3 ha. Quần thể công trình gồm 3 khu vực chính: Khu Đàn tế, khu Đèn Ấn – Tháp Thông Thiên, khu nhà làm việc của Ban quản lý và các hạng mục công trình phụ trợ khác. Được bố trí cân xứng với trục thần đạo hướng bắc – nam.
Đường lên Đàn Tế Trời (Ảnh ST)
-
Khu đàn tế
Khu Đàn tế Trời Đất nằm trên đỉnh cao nhất của núi Ấn. Gồm 03 cấp nền (tượng trưng cho thiên địa-nhân).
+ Cấp nền dưới:
- Được thiết kế hình vuông (tượng trưng cho “nhân”), có cạnh là 90m.
+ Cấp nền giữa:
- Được thiết kế hình vuông (tượng trưng cho “địa”) có cạnh là 54m. Bậc lên 05 cấp bằng đá xanh, thành bậc cửa chính là 2 con rồng đá, các cửa phụ là rồng mây hóa. Lan can bao quanh bằng đá màu vàng (tượng trưng cho màu của đất).
+ Cấp nền trên:
- Được thiết kế hình tròn (tượng trưng cho “thiên”) có đường kính 27m, gồm 09 cấp bậc bằng đá đỏ chia đều thành 03 cấp với mỗi cấp là 3 bậc đá.
Khải Đức Môn (Ảnh ST)
+ Các Nghi môn:
- Đàn tế Trời Đất có 4 hưởng vào, hướng nam là hướng chính. Có Nghi môn chính được thiết kế kiểu 3 cửa, 2 tầng, 2 tầng mái, cửa bằng gỗ lim theo lối “thượng song hạ bản”. Trên cổng chính có một bức hoành. Ở đó ghi chữ “Bảo Sơn Thiên Ấn” có nghĩa là: Nơi này là ngọn núi quý có ấn của Trời.
+ Bình phong:
- Sau Nghi môn chính là bức Bình phong để trấn phong thủy, được thiết kế theo kiểu cuốn thư kết hợp trụ biểu, làm hoàn toàn bằng đá.
Bảo Sơn Thiên Ấn (Ảnh ST)
+ Nhà Bắc thu công: Nằm hướng bắc Đàn tế được thiết kế với 4 hàng cột vuông. Trang trí bằng hệ con sơn chất liệu BTCT sơn màu giả gỗ.
+ Nhà chiêng – Nhà trống: Nằm đối hai bên bình phong, thiết kế với 4 cột tròn bằng BTCT sơn giả gỗ. Với 2 tầng mái, dâng đao 4 góc, trên nóc có kìm nóc theo lối kiến trúc cổ.
-
Khu Đền Ấn
Năm phía bên phải khu Đàn tế, lùi xuống thấp là khu Đền Ấn. Gồm 3 hạng mục theo kiểu chữ tam: Nhà Tiền tế (còn gọi là tiền bái), Phương đình và Hậu cung.
Khu Đền Ấn (Ảnh ST)
+ Nhà Tiền tế:
- Được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 03 gian, 02 chái. Bên trái đặt một chiếc khánh bằng đồng. Bên phải đặt chiếc trống chất liệu bằng gỗ, hai bên gian giữa đặt 02 bộ lỗ bộ, chính giữa là án thờ chung lần ( án Công đồng), thờ tướng lĩnh và các nghĩa sĩ Tây Sơn. Hai bên án thờ đặt 02 con ngựa gỗ.
+ Phương đình: Phía sau Tiền tế là Phương đình, một khối kiến trúc hình vuông, 02 tầng mái có đao, nơi tượng trưng cho thông thiên, nơi giao hòa giữa trời và đất, nơi đây đặt mô hình Thiên Ấn “SƠN HÀ XÃ TẮC”.
Khu Đền Ấn nhìn từ xa (Ảnh ST)
+ Hậu cung:
- Sau cùng là Hậu cung, được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 01 tầng mái, 03 gian, 02 chái. Bên trái đặt một chiếc chiêng bằng đồng, bên phải đặt chiếc trống chất liệu bằng gỗ, có 03 án thờ:
- Án thờ giữa thờ Nguyễn Nhạc.
- Án thờ hai bên thờ Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
+ Cổng vào Đền Ấn:
- Cổng vào kiểu 02 trụ bằng trụ biểu, hai bên lối vào Đèn đặt mỗi bên 01 voi đá, 01 ngựa đá, 02 tượng quan võ, 03 tượng quan văn. Đây là những lực lượng tiêu biểu góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của nhà Tây Sơn.
+ Tháp Thông Thiên: Nằm phía bên trái khu Đàn tế đối xứng với khu Đền Ấn, tháp có hình vuông, với 7 tầng.
Tháp Thông Thiên (Ảnh ST)
+ Miếu thờ Thổ công (Sơn thần): được thiết kế hình vuông với diện tích khoảng 4,8m2.
-
Khu làm việc của Ban quản lý
Được thiết kế mặt bằng hình chữ nhất, 01 tầng mái, 05 gian. Là nơi để Ban quản lý sinh hoạt và chuẩn bị các lễ vật cho khách hành hương.
Đường hành lễ (trục thần đạo) theo hướng bắc – nam. Bắt đầu từ cổng đón cho đến Nghi môn chính, có chiều dài 320m, rộng 5m, trên lối vào có 10 đoạn giật cấp, 183 bậc bằng đá. Độ cao tính từ bậc cấp đầu (ngang cổng đón) đến bậc cấp cuối (ngang nghi môn chính), là 39 mét. (Tương ứng với tuổi của anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ).
Cổng đón Đàn Tế Trời Đất (Ảnh ST)
Một số lưu ý khi tham quan Đàn tế trời đất (Đài Kính Thiên)
+ Du khách phải mua đầy đủ vé tham quan và đậu xe đúng nơi quy định.
+ Không được hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp cây cỏ và bẫy, bắn chim thú trong khuôn viên bảo tàng
+ Phải giữ gìn vệ sinh chung, không viết, vẽ lên tường, bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Không đem chất cháy, chất nổ, chất độc và vũ khí vào trong khu vực bảo tàng.
+ Du khách ăn mặc lịch sự khi tham quan đàn tế
+ Đừng quên chụp ảnh không gian tuyệt đẹp khi đứng trên cao nhìn xuống
Dù không phải một điểm đến quá nổi tiếng, nhưng Đàn Tế Trời Đất vẫn luôn là một chốn tâm linh có vị trí đặc biệt trong lòng du khách khi đến du lịch Bình Định.
Tham quan một số tour hot:
- Khám phá miền Tây Sơn Tam Kiệt
- TOUR QN – PY: MỘT CHUYẾN ĐI 02 ĐIỂM ĐẾN
- TOUR HÒN KHÔ – KỲ CO – EO GIÓ