Bánh ít lá gai – Mỹ vị xứ Nẫu

Khi đến du lịch Quy Nhơn, Bình Định, không chỉ ngắm cảnh mà bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo. Một trong những món ngon không thể bỏ qua chính là bánh ít lá gai nổi danh Xứ Nẫu. Với hương vị thơm ngon, mềm dẻo, bánh ít lá gai chắc chắn sẽ khiến bạn lưu luyến không quên. Hãy cùng Xe Quy Nhơn tìm hiểu về món bánh đặc sản này.

1. Bánh Ít Lá Gai Bình Định – Món Ăn Dân Dã Gây Thương Nhớ

Khi nhắc tới đặc sản Bình Định, bạn sẽ nghĩ ngay đến món bánh ít lá gai – một loại bánh dân dã, quen thuộc của người dân Xứ Nẫu. Bánh có hình nón, đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh. Nhìn những chiếc bánh ít lá gai xếp trên đĩa, ta có thể tưởng tượng đến những cụm tháp Chàm cổ kính đứng sừng sững trên chỏm núi của vùng đất An Nhơn – Tháp Bánh Ít.

Bánh ít lá gai Bình Định: 8 địa chỉ uy tín, chuẩn vị

Bánh ít lá gai có màu đen nhánh, phần nhân bên trong là đậu xanh bóc vỏ, đường và dừa. Khi bánh vừa hấp xong, bạn có thể ăn nóng hoặc nguội đều rất ngon. Khi cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo quánh của bột nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh, vị béo thơm của dừa và một chút cay cay của gừng cùng với mùi hương lá gai. Tất cả các hương vị này hòa quyện tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt, khiến ai từng thử qua cũng đều lưu luyến. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể biến đổi nhân bánh theo sở thích của mình.

2. Cách Làm Bánh Ít Lá Gai Bình Định

Bước 1: Làm Vỏ Bánh

Nguyên liệu chính cho phần vỏ bánh là lá gai. Lá gai được lựa chọn kỹ lưỡng, sau đó loại bỏ phần cuống và gân, xé nhỏ, rửa sạch, luộc chín và giã nhuyễn bằng cối. Thay vì giã bằng máy, giã thủ công sẽ giúp bánh mềm dẻo hơn. Gạo nếp cũng là nguyên liệu quan trọng, phải chọn gạo nếp mới, vo sạch, ngâm nước vài giờ, rồi xay nhuyễn, ép bỏ nước để có khối bột dẻo mịn. Bột nếp sau đó được trộn đều với bột lá gai và đường, nhào nhiều lần cho đến khi đạt độ dẻo dai hoàn hảo. Cuối cùng, khối bột được chia thành từng phần nhỏ, sẵn sàng cho công đoạn tiếp theo.

Bước 2: Làm Nhân Bánh

Nhân bánh chuẩn vị bao gồm dừa, đậu xanh, đường và gừng. Dừa được bào thành sợi, nấu chín với gừng và đường. Đậu xanh ngâm nước, nấu chín, giã nhuyễn rồi ngào với đường và gừng.

Bước 3: Gói Bánh

Sau khi hoàn thành các nguyên liệu, bạn bắt đầu công đoạn gói bánh. Nhìn thì đơn giản nhưng thực tế đòi hỏi sự khéo léo. Đầu tiên, thoa ít dầu lên thớt và lấy lượng bột vừa đủ để cán mỏng, cho nhân vào rồi vo tròn. Sau đó, thoa ít dầu lên lá chuối và khoanh tròn lá theo hình phễu, cho bánh vào, thêm ít mè bên trên để bánh trông bắt mắt và thơm ngon. Những chiếc bánh ít sau khi gói sẽ có hình dạng như kim tự tháp đẹp mắt. Cuối cùng, hấp bánh trong 30 phút để có mẻ bánh ngon lành.

Bánh Ít Lá Gai Quy Nhơn Bình Định ( 10 cái) - Đặc sản bình định quy nhơn: nem, tré, bánh ít lá gai, bánh hồng

3. Hướng Dẫn Sử Dụng Bánh Ít Lá Gai Bình Định

Nhiều du khách thắc mắc bánh ít lá gai để được bao lâu và có thể mua về làm quà không. Bánh ít lá gai Bình Định là một trong những món quà quê tuyệt vời để biếu tặng người thân, bạn bè. Tuy nhiên, bánh có hạn sử dụng ngắn. Nếu để trong điều kiện thoáng mát, bánh chỉ bảo quản được từ 2-3 ngày.

Để bảo quản bánh lâu hơn, sau khi mua về, bạn có thể cho bánh vào túi nilon bọc kín và để trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Khi sử dụng, hấp lại bánh để bánh mềm, dẻo và ngon hơn. Với cách bảo quản này, bánh có thể để được từ 5-7 ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị.

Việt Nam có rất nhiều loại bánh đặc sản, mỗi loại đều có hương vị riêng biệt. Hãy thử một lần đến Quy Nhơn, Bình Định và nếm thử hương vị chuẩn của bánh ít lá gai nhé

>>Tham khảo: